Hoa đậu biếc được sử dụng rất nhiều để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt hoa đậu này có thể chế biến thành một số loại nước uống tẩm bổ cho cơ thể con người. Thậm chí người ta có thể sử dụng loại hoa đậu để chữa một số bệnh.
Nguồn gốc của hoa đậu biếc
Loài hoa này được gọi theo rất nhiều tên gọi khác nhau, tùy người, tùy khu vực sẽ được gọi bằng các tên khác nhau như bông đậu biếc, hoa đậu tím, bông biếc. Trên đây là các tên gọi bằng tiếng Việt, ngoài ra nó có một cái tên quốc tế vô cùng mỹ miều.
Cây đậu tím này là loài cây leo hay còn gọi là dạng thân thảo. Chúng thường bò dưới đất, leo bám vào các cây khác. Do có màu sắc đẹp mắt nên hoa đậu tím còn được người ta mang về trồng, lập dàn.
Trong các sách về thực vật có ghi, loại hoa đậu tím này có nguồn gốc xuất phát từ châu Á. Loài cây này dễ dàng sinh trưởng ở nhiều khu vực khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, người dân trồng và sử dụng loại hoa đậu biếc này rất nhiều. Ở nhiều khu vực nông thôn, người ta có thể bắt gặp những dàn đậu biếc làm cảnh, làm hàng rào quanh nhà. Nó vừa có tác dụng làm mát sân vườn, vừa làm đẹp cho ngôi nhà của mọi người.
Cây đậu biếc rất ưa thích sinh sống và phù hợp phát triển mạnh ở các khu vực, đất nước có khí hậu nóng ẩm. Cây chịu được những cái nắng nóng khắc nghiệt ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Để nhân giống chúng, người ta thường sử dụng những hạt già khi cây để lại.
Miêu tả kỹ hơn về hoa đậu tím
Trồng cây đậu biếc cũng không mất nhiều công và thời gian của người trồng. Hơn nữa, để có một giàn hoa đậu biếc đẹp, người trông chỉ cần chăm bón cây tốt từ ba cho đến 6 tháng thôi. Cây sẽ nở hoa rực rỡ vào đúng mưa trong khoảng thời gian từ tháng sáu đến tháng 11.
Lá của cây đậu biếc
Đây là một loài cây thân thảo, vì thế chúng thường leo lên cột hoặc các hàng rào. Người dân trồng để làm hàng rào bao quanh nhà hoặc lập giàn cho chúng để tạo những không gian màu sắc đầy hương cho ngôi nhà của mình.
Loài hoa này vừa có hương thơm không quá nồng, mùi hương thoang thoảng, dễ chịu cùng với màu sắc đẹp mắt luôn là điểm nhấn cho khu vườn của người trồng. Lá của cây đậu biếc có hình bầu dục và mọc đối xứng nhau. Khi lá cây đủ già sẽ chuyển màu xanh đậm, có gân nổi khá rõ trên từng lá. Bên cạnh đó, cuống lá có kích thước khá dài.
Hoa đậu biếc trông như thế nào?
Hoa đậu biếc thường mọc thành chùm ở vị trí khá kín là nách lá. Hình hàng của những bông hoa tạo nên từ những đường cong quyến rũ của các cách hoa. Kích thước của mỗi bông hoa không quá lớn, thường rơi vào khoảng 4×3 cm.
Tùy thuộc vào loại hoa, cách hoa đậu tím có thể ở dạng cánh đơn hoặc ở dạng cánh kép. Nhưng dù ở loại nào đi nữa, chúng vẫn tỏa hương và khoe sắc đẹp đặc trưng của mình khiến cho nhiều người mê đắm.
Hoa được lai tạo và phối thành rất nhiều màu. Những màu sắc truyền thống và đặc trưng nhất phải kể đến màu trắng, màu xanh lam, màu tím. Và màu tím là màu sắc được nhiều người ưa chuộng nhất, cũng là màu sắc phổ biến nhất hiện nay.
Hương có dễ ngửi không?
Hương hoa đậu tím có mùi đặc trưng của chúng. Tuy nhiên nếu ai từng tiếp xúc với nó thì sẽ thấy hương thơm của chúng không hề bị nồng hay bị hắc. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái khi ngửi hoa.
Những cánh hoa nếu được ngâm vào nước sẽ phai màu xanh biếc trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, loài hoa này có mùi thơm là thế nhưng hoa lại không có mùi vị gì cả.
Quả của cây hoa đậu biếc
Quả của loài cây này có hình dẹt, kích thước không quá lớn như những loại quả khác. Quả chỉ dài khoảng 5cm, bên trong chứa hạt cây. Quả khi mới ra và còn non thì sẽ mang cho mình lớp áo màu xanh.
Đến khi quả già chúng sẽ dần chuyển màu từ xanh qua màu nâu đậm. Bên trong quả sẽ chứa đựng khoảng 5 cho đến 10 hạt. Những hạt đậu biếc có màu đen và trông rất bóng. Người ta thường dùng những hạt này để có thể nhân giống cây thêm nhiều hơn.
Cách bảo quản hoa để sử dụng
Hoa đậu biếc sẽ chỉ ra hoa một khoảng thời gian trong năm, đấy cũng chính là mùa nở hoa của cây đậu biếc. Để có thể sử dụng loại hoa này trong các mùa chúng không nở hoa, người dân đã sử dụng một số biện pháp bảo quản để chúng lâu hỏng hơn.
Để dùng hoa ngay khi còn tươi thì rất đơn giản. Sau khi hái hoa đậu biếc từ trên cây xuống, người dùng hãy rửa sạch lại bằng nước thường để pha nước đảm bảo không có bụi bẩn.
Với những người muốn sử dụng hoa trong thời gian lâu dài hơn, người ta chọn cách hái hoa sau đó phơi khô hoặc sấy khô, rồi cất vào túi bóng kín hơn để tránh ẩm mốc, hay bị thối hỏng. Như thế, các mùa trái hoa người dân vẫn có thể sử dụng để pha nước uống.
Cách sử dụng hoa đậu biếc
Loài hoa đậu tím này có rất nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống thường nhật của người dân. Tùy vào hoàn cảnh, tình trạng thân thể hay sở thích của mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những cách sử dụng khác nhau.
Dùng hoa đậu biếc làm đồ uống
Để sử dụng loại hoa này, người ta thường sử dụng dưới ba dạng là dạng tươi, dạng khô và dạng bột. Học pha trà hoa đậu tím cũng khá đơn giản. Chỉ cần vài cánh hoa pha với nước sôi. Vào thao tác đơn giản như thế, người sử dụng đã có một cốc hoa đậu cực đẹp mắt để sử dụng.
Thưởng thức một cốc nước vừa đẹp mắt, vừa có mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng dưới giàn hoa đậu biếc. Quả thật, mọi mệt mỏi, căng thẳng đều có thể tan biến để nhường chỗ cho khoảng thời gian và không gian thư giãn ấy.
Dùng hoa trong các món ăn
Các dân đầu bếp thường sử dụng màu của hoa đậu tím để tạo màu cho món ăn thêm đặc sắc đẹp mắt hơn. So với các phẩm màu nhân tạo, màu tím, màu xanh của hoa đậu sẽ an toàn mà cũng không kém phần đẹp mắt, hấp dẫn.
Liều lượng dùng hoa đậu
Sử dụng hoa đậu tím rất tốt, nó gần như vô hại cho người bình thường sử dụng. Tuy vậy, khi sử dụng bất cứ cái gì, người ta cũng cần chú ý đến liều dùng và không dùng quá nhiều bất cứ thứ gì.
Người dùng chỉ nên sử dụng hoa đậu tím từ 2 đến 3 lần một ngày. Chỉ cần sử dụng từ 1 cho đến 2 gam hoa đậu cho mỗi ngày. Với liều lượng như trên, người dùng có thể ước lượng vào khoảng 10 bông hoa đậu tím.
Sau khi pha hoa đậu với nước, để hoa có thời gian phai màu, người dùng nên để hoa lặng trong cốc vài phút trước khi uống. Tuy nhiên, cũng không nên để nước hoa đậu đã pha quá lâu rồi mới uống. Như vậy, hoa sẽ mất bị đi mùi hương thơm vốn có. Thậm chí còn mất đi cả công dụng mà hoa đậu mang lại cho người uống.
Khi pha tra hoa đậu, người dũng cũng nên chú ý về vấn đề nhiệt độ nước pha. Nước chỉ cần ấm nóng ở nhiệt độ khoảng 80 đến 90 độ là vừa đủ. Không nên nóng quá mà cũng không nên nguội quá. Nhiệt độ không đủ cũng sẽ làm hương thơm của trà không được phát huy hết tác dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì trong cuộc sống con người?
- Hoa hồng đặc điểm gì ? Ý nghĩa hoa hồng trong cuộc sống
Kết luận
Hoa đậu biếc là một loài hoa vừa có hương thơm vừa có sắc đẹp. Trong cuộc sống nó không chỉ làm đẹp cho không gian của người trồng mà nó còn có tác dụng nhiều cho sức khỏe của người dùng.