Hoa cứt lợn, một loại hoa không kiều diễm, kiêu sa như hoa hồng, không rực rỡ như cẩm tú cầu,… nó đơn giản chỉ là một loài hoa dại mọc khắp nơi, khắp chốn trên nước Việt. Tưởng chừng nó chỉ là một loài vô tri, vô giá trị nhưng mấy ai có thể ngờ rằng nó lại là một trong những nguyên liệu chính trong những bài thuốc của cả y học dân gian lẫn y học hiện đại.
Hoa cứt lợn là hoa gì?
Hoa cứt lợn là tên dân gian của một loại hoa thuộc họ nhà cúc, được gọi theo tên khoa học là Ageratum conyzoides. Ngoài những cái tên này, người ta còn thường gọi nó là hoa ngũ vị, cỏ hôi,… Loài cây này phân bố phổ biến khắp các tỉnh thành trên cả đất nước ta. Đây là loài cây, hoa có nhiều giá trị về mặt y học.
Mọi người thường gọi nhầm hoa xuyến chi là hoa cứt lợn. Trên thực tế đây là hai cái cùng thuộc họ cúc nhưng không có nhiều sự liên kết, xuyên chi là xuyên chi, không phải cứt lợn. Hoa xuyến chi cũng là loài mọc dại, có nhuỵ vàng và cánh trắng, khác với hoa ngũ vị, một loài hoa không mọc thành cánh.
Nguồn gốc, ý cái tên hoa cứt lợn
Là một loài hoa, sinh ra và lớn lên bởi sự vun trồng của tự nhiên, hoa ngũ vị cũng có nguồn gốc phát triển, sinh ra và lớn lên. Bên cạnh đó, cái tên hoa cứt lợn do đâu mà có, tại sao một loài hoa có giá trị Y học như vậy lại được dân gian đặt cho một cái tên xấu xí như thế?
Nguồn gốc hoa cứt lợn
Ngày nay hoa này phân bổ rộng khắc trên toàn cầu, nhưng chẳng ai biết nó sinh ra từ đâu, Hy Lạp, Nam Mỹ, Trung…? Loài hoa này phát tán theo gió trong tự nhiên rất nhanh, thường mọc thành khóm lớn. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài hoa này trên các vỉa vẻ, các lùm cây, hay bất cứ nơi nào có đất, cây cỏ mọc rậm.
Ý nghĩ loài hoa
Có bao giờ, bạn thắc mắc tại sao một loài hoa như vậy lại được đặt một cái tên xấu xí? Mà mãi đến sau này mới được gọi là cỏ hôi hay hoa ngũ vị? Theo một số trang thông tin về hoa, cỏ, bài thuốc Đông Y, người ta cho rằng có cái tên như vậy là vì loài hoa này thường mọc ở những nơi có phân lợn vun trồng.
Nghe tên, bạn hẳn đoán được loài hoa này gắn với loài lợn phải không? Người ta kể rằng ngày xưa, tại các vùng nông thôn, người ta hay nuôi lợn. Mỗi lần lợn đẻ con sẽ đẻ ra 13 con lợn con, nhưng lợn mẹ chỉ có 12 bầu sữa. Thế nên, số phận quyết định chắc chắn sẽ có một con lợn lẻ ra, không được bú sữa mẹ rồi chết.
Mà khi lợn con chết, người chủ nuôi sẽ dọn dẹp chuồng lợn cùng với con lợn con mà vứt ra vườn. Chẳng bao lâu sau, tại nơi đó mọc lên một khóm hoa, hoa trò nhỏ, đốm tím, trắng,… chẳng hề rực rỡ. Hoa cũng chẳng thơm, thậm chí có mùi ngai ngái, hăng hắc. Vì mọc lên ở nơi như thế nên nó mới có tên là cứt lợn.
Ngoại hình và phân biệt hoa cứt lợn
Hoa ngũ vị là một loài cây thân mềm, chiều cao thân từ 25 – 50cm, thân có màu xanh lá hoặc tím, trên thân phủ một lớp lông tơ trắng. Không chỉ trên thân cây, các bề mặt lá của loại hoa, cây này cũng được bao phủ một lớp lông mỏng. Các lá cây dạng trứng, hai mép lá răng cưa tròn mọc đối xứng, có mùi rất hắc.
Hoa của loại cây này nhỏ, mọc thành từng chùm nhỏ tại các ngọn cây. Hoa có màu trắng, tím hoặc xanh tím, cánh hoa nhỏ li ti. Mỗi bông hoa có rất nhiều cánh, rất giống các nhánh mì chính. Là loại có quả, quả có màu đen, nhỏ. Vậy nên, nó khác hoàn toàn với hoa xuyên chi, hãy phân biệt hai loại hoa này.
Các công dụng của hoa cứt lợn theo Y học
Như trên đã đề cập, dù là một loài hoa sắc màu mờ nhạt, không hương thơm, mùi hắc, nhưng đây lại là một trong những thành phần quan trọng của nhiều bài thuốc từ dân gian đến các thành phần thuốc trong y học hiện đại. Đến nay, rất nhiều nghiên cứu, sản phẩm sử dụng loài cây này trong Y học và nông nghiệp.
Theo quan điểm Y học phương Đông
Đông Y là loại hình Y học sử dụng các loại thực vật từ tự nhiên, kết hợp những đặc tính, thành phần và công dụng của từng loại lại với nhau để tạo ra những bài thuốc có khả năng chống, chữa các loại bệnh thường gặp. Dù Y học hiện đại phát triển, nhưng Đông Y, các bài thuốc dân gian vẫn được tin dùng bởi nhiều người.
Theo Đông Y, đây là vị thuốc có vị hơi đắng, phổ biến, dễ kiếm, dễ thu hoạch và sử dụng. Dược liệu có tính mát, có nhiều ứng dụng trong chữa các loại bệnh như:
- Điều trị các bệnh về mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Làm mát, giải độc, cầm máu, tiêu sưng.
- Có thể xử lý các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn, nhọt, nổi mẩn,… Hay các vết thương hở ngoài da
- Giúp chữa các bệnh về đường tiêu hoá, đau bụng,…
- Trị các bệnh về da đầu, gàu, ngứa, giúp tóc ít dụng, mượt mà
- Điều chỉnh kinh nguyệt, rong kinh ở phụ nữ…
Hoa cứt lợn theo ý học hiện đại
Theo các nhà nghiên cứu, trong hoa cứt lợn có chứa tinh dầu, Saponin, Caryophyllene, Tanins, Demetoxygeratocromen, Resins, Ancoloid, Cadinne,… Có nhiều tác dụng trong chế dược và sinh học. Có nhiều nghiên cứu, thí nghiệm thành công dựa trên loài cây này.
Năm 2012, các nhà khoa học đã thử nghiệm thử nghiệm chiết xuất của cây hoa ngũ vị này lên một con chuột bị đái tháo đường và kết quả cho về vô cùng đáng kinh ngạc, lượng đường trong máu của con chuột này đã giảm xuống chỉ còn 39,1 %. Từ đây, loài cây này được nghiên cứu thành thuốc để trị các bệnh tiểu đường.
Loài cây này cso hàm lượng protein và chất xơ cao, có lợi cho đường tiêu hoá, và được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm chức năng chữa bệnh táo bón và kích thích sự tăng trưởng của các tế bào. Không chỉ vậy, nó còn có thể thuyên giảm các bệnh lý về tâm thần, tim, đột quỵ nhờ hàm lượng magie cao.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong sinh học, có thể sử dụng trong tốt trong nông nghiệp. Giới khoa học cũng đã chứng minh, các nội tiết tố, hoạt chất có trong cay hoa cứt lợn có thể thành hợp chất vi sinh ngăn ngừa các loại vi khuẩn, vi sinh và các ký sinh trùng gây hại.
Một số bài thuốc sử dụng hoa cứt lợn hiệu quả
Hoa cứt lợn có nhiều công dụng trong chữa bệnh, làm đẹp… lại thêm việc nó vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Bạn thậm chí có thể đi trên đường và tuỳ tiện có thể bắt gặp dược liệu thần kỳ, từ rễ đến ngọn đều là thuốc này. Bạn có thể tận dụng nó trong chữa một số loại bệnh sau:
Có thể bạn quan tâm:
- Hoa đồng tiền – Ý nghĩa và đặc điểm mà ít người biết đến
- Hoa ngũ sắc – Ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc hoa tốt nhất
Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Chọn những cây tươi, khoẻ mạnh, sau khi hái về thì ngâm rửa sạch. Khi cần sử dụng thì giã nhỏ lá, thân cây rồi vắt lấy nước. Để giảm thiểu viêm xoang chỉ cần dùng nước này tẩm ướt bông gòn rồi nhét nó vào mũi khoảng 15 – 20 phút. Sau đó bỏ bông, rửa sạch mũi, xì nhẹ để loại bỏ các dịch, mủ trong mũi.
Có thể sử dụng cây ngũ vị này để chữa viêm mũi cho cả trẻ em. Tuy nhiên, chỉ sử dụng phần hoa và phải là hoa màu tím. Sau khi ngâm với nước muối, rửa sạch thì dã lấy nước. Cho vào các loại lọ nhỏ mũi và để bảo quản trong tủ lạnh.
Một số cách sử dụng khác
Sử dụng khoảng 200g cây hoa ngũ vị tươi đun nấu chung với 20g bồ kết đã nướng qua. Lấy nước này để gội 3 lần/ tuần để có một mái tóc mượt mà, không gàu. Hay khi gặp các vết thương trên da, có thể lấy lá hoa ngũ vị, rửa sạch với nước muối sau đó đem đi giã nát, đắp lên vùng bị thương…
Lời kết
Có thể thấy, tuy là một loài hoa không có gì nổi bật, từ ngoại hình cho đến mùi hương, đơn thuần chỉ là một loài cỏ dại. Nhưng hoa cứt lợn có quá nhiều công dụng, tác dụng trong đời sống hằng ngày, thậm chí là một dược liệu được giới Y khoa công nhận.