Cách trồng hoa huệ và cách chăm sóc đơn giản, hiệu quả

Nhắc đến hoa, người ta sẽ nghĩ ngay đến lan, đến huệ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu nhiều về hoa huệ chưa? Nếu như bạn còn mơ hồ về chúng thì đây chính là bài viết bạn cần tìm rồi đấy! Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin bổ ích về loài hoa đẹp này, về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng hoa huệ chăm sóc để chúng luôn tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Về hoa huệ

Đặc điểm

Người ta còn biết đến chúng với tên gọi là Dạ Lai Hương (nghĩa là hương thơm ban đêm) hoặc Vũ Lai Hương (nghĩa là hương thơm dưới mưa). Hoa Huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae) và có tên khoa học là Polianthes tuberosa.

Nếu như nhìn bề ngoài có thể bạn sẽ nhầm chúng với cây tỏi. Hoa của chúng có hình dạng giống cái phễu với màu trắng hoặc đỏ, khi nở chúng tỏa hương ngào ngạt đặc biệt là khi đêm xuống.

Người ta còn biết đến chúng với tên gọi là Dạ Lai Hương
Người ta còn biết đến chúng với tên gọi là Dạ Lai Hương

Phân loại

Huệ có 2 giống phổ biến là huệ đơn và huệ kép.

  • Huệ đơn: hay còn gọi là Huệ Xẻ với dáng cây thấp ra hoa ngắn và thưa.
  • Huệ kép: hay còn gọi là Huệ Tứ Diện với dáng cây cao, hoa dày và kích thước mỗi hoa dài.

Thị trường hiện nay có 3 giống hoa huệ:

  • Huệ sẻ với hoa nhỏ và nhanh tàn.
  • Huệ trâu với thân cao đến 1,5m hoặc hơn hoa dài, to hơn.
  • Huệ ta với thân lùn, hoa nở ngay trên cây và tỏa hương thơm.

Thông thường, hoa huệ khá dễ trồng chỉ mất khoảng tầm 3 tháng có thể thu hoạch hoa. Cây được 5 tháng tuổi là cho hoa ổn định. Nếu chăm sóc tốt, mỗi cây sẽ cho thu hoạch kéo dài hơn 1 năm.

Cách trồng hoa huệ

Để trồng hoa huệ bạn tiến hành như sau:

Chuẩn bị chậu và đất trồng – Cách trồng hoa huệ

Chậu trồng huệ nên chọn chậu có độ rộng thích hợp với kích thước củ giống. Có như vậy, củ huệ mới phát triển thoải mái lấy dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh. Ngoài ra chậu trồng phải có lỗ thoát nước.

Hoa huệ sinh trưởng vả phát triển tốt trên loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ ẩm trung bình và đặc biệt là khả năng thoát nước cao để không gây úng ngập thối củ.

Chuẩn bị giống hoa huệ – Cách trồng hoa huệ

Hiện nay có nhiều phương pháp nhân giống hoa huệ nhưng phổ biến nhất là dùng phương pháp tách cây con từ củ cây mẹ. Để có cây khỏe mạnh, bạn nên chọn củ giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị thối.

Ngoài ra, bạn không nên chọn những củ non vì khả năng sinh trưởng không cao.

Cách trồng hoa huệ
Cách trồng hoa huệ

Tiến hành trồng hoa huệ bằng củ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đất, chậu và củ giống, bạn tiến hành trồng như sau:

  • Trộn đất với tro trấu và phân hữu cơ sau đó cho đất vào chậu. Đặt củ giống vào rồi nhẹ nhàng lấp đất lên. Tuy nhiên, bạn phải để lộ phần trên củ ra ngoài (lộ tầm 1/3 hoặc ½ củ).
  • Bạn đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tưới nước cho cây nhưng không cần tưới nhiều. Mỗi tuần chỉ cần tưới nước 1 lần.
  • Tầm 15 – 20 ngày sau củ bắt đầu lên lá. Lúc này bạn nên bón phân để tăng dinh dưỡng nuôi cây. Khi lá được tầm 3 – 5cm bạn đem cây ra nắng để chúng phát triển hoàn chỉnh.

Kỹ thuật chăm sóc hoa huệ

Quá trình chăm sóc hoa không khó, bạn chỉ cần lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Thường khả năng chịu nước của hoa huệ rất kém, nếu bạn tưới nước quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng úng củ, thối gốc và chết cây.

Bạn chỉ cần duy trì tưới nước đều đặn 4 – 5 ngày 1 lần. Nếu đất còn ẩm (khoảng 60 – 80%) bạn không nên tưới thêm.

Ánh sáng

Hoa Huệ ưa sáng nhưng cũng có thể sống ở môi trường nửa bóng (nghĩa là nửa sáng nửa râm). Ánh sáng môi trường tác động rất lớn đến hình thái hoa. Cụ thể như sau:

  • Nếu sống ở môi trường mát mẻ vừa nắng vừa có bóng râm, cây sẽ cho hoa và lá dài.
  • Ngược lại nếu cây trồng ở nơi ánh nắng trực tiếp nhiều, cây sẽ cho hoa và lá ngắn.

Do vậy, nếu trồng cây hẳn trong nhà, bạn nên lên lịch tắm nắng cho cây 2 – 3 lần mỗi tuần vào khoảng 6 – 10h sáng.

Phân bón

Là loài cây ưa đất giàu dinh dưỡng nên bạn có thể dùng phân bón hữu cơ, phân bón lá và phân kali để cung cấp dưỡng chất cho cây. Nên bón với lượng vừa đủ và đúng thời điểm cây cần.

Tỉa cành lá

Để cây phát triển khỏe mạnh, không tạo môi trường cho sâu bệnh xuất hiện gây hại cây, bạn nhớ thường xuyên tỉa bỏ những cành lá khô, già, héo úa, sâu bệnh,… Đây cũng là cách đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường thì hoa huệ ít khi bị sâu bệnh tấn công. Thỉnh thoảng chúng bị các loại rệp, cào cào hay nhện đỏ làm phiền. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến các loại sâu ăn lá, ăn chồi làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Bạn có thể phòng trừ sâu bệnh bằng cách cung cấp đầy đủ nước, không thiếu cũng không nên thừa. Tỉa cành lá thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưu Danitol, Ortus,… để trừ sâu bệnh kịp thời.

Kỹ thuật chăm sóc hoa huệ
Kỹ thuật chăm sóc hoa huệ

Thu hoạch

Khi hoa đến độ thu hoạch, bạn nên cắt hoa lúc sáng sớm hay buổi chiều mát. Tuyệt đối không nên cắt hoa lúc trời đang nắng, ảnh hưởng đến thời gian bảo quản hoa.

Khi cắt, bạn dùng dao thật bén cắt xéo bông đoạn gần củ để hạn chế nước đọng trong cọng hoa làm thối củ.

Từ lần thứ 2 bạn dùng chân giữ chặt gốc hoa Huệ rồi dùng tay nắm cọng hoa, sau đó giật mạnh ngang mặt đất để tách rời bông và củ ngay khớp.

Lợi ích và ứng dụng cây hoa huệ

Với dáng hoa tròn xinh và màu trắng tinh khiết cộng thêm dáng cây vươn thẳng đẹp nên hoa huệ được rất nhiều người ưa chuộng. Chúng được dùng phổ biến trong những dịp Lễ Tết, cúng tại những đình đám và cả nơi thờ phụng linh thiêng, nơi chùa chiền,…

Chính nhờ phổ biến như vậy mà giá trị kinh tế của chúng khá cao.

Khi nở chúng tỏa hương ngào ngạt nhưng bạn đừng nên đặt chậu hoa trong phòng ngủ vì chúng làm giảm lượng oxy trong phòng xuống ảnh hưởng sức khỏe gia đình đấy.

Khi cắm hoa huệ, bạn nên hơ chân hoa qua lửa, thoa thuốc đỏ, thuốc tím lên vết cắt để diệt khuẩn đồng thời thay nước hằng ngày để hoa tươi lâu nhé!

Đặc biệt, 1 ứng dụng rất thú vị trong ẩm thực là người ta dùng loại hoa này chế biến món ăn hấp dẫn: gỏi hoa huệ hay huệ xào thịt bò,…

Hoa Huệ mang những ý nghĩa gì?

Nhắc đến hoa huệ, người ta thường nhắc đến hình ảnh hoàng gia vương giả, hình ảnh người mẹ hay liên tưởng đến sự tinh khiết, lòng đam mê, sự đổi mới hay những vẻ đẹp của tuổi trẻ.

Với mỗi màu sắc, huệ lại thể hiện những ý nghĩa khác nhau:

  • Những bông huệ trắng đại diện cho sự tinh khiết. Do đó, người Công giáo dùng loài hoa này đại diện cho Đức Mẹ đồng trinh.
  • Những bông huệ có sọc hồng mang ý nghĩa về sự khích lệ, về những tham vọng và sự cố gắng trước những thách thức đặt ra.
  • Những nhành huệ vàng đại diện cho sức khỏe cường tráng.
  • Huệ đỏ thể hiện sự đam mê cháy bỏng. Thường dùng trong những dịp hỷ sự.

Tóm lại, đây là một loài hoa đẹp thanh tao, trang nhã, mang nhiều ý nghĩa và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Cách trồng hoa huệ và cách chăm sóc chúng cũng không có gì khó khăn. Nếu yêu thích chúng, bạn hãy tìm vài củ giống và trồng tại nhà nhé! Chắc chắn bạn sẽ thành công! Chúc bạn luôn hạnh phúc, an yên!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin tức mới nhất

Đặc điểm của hoa tuyết điểm: hình dáng & nơi phân bố

Hoa tuyết điểm được tìm thấy tại Châu Âu, loài hoa mang một hình dáng tinh khôi, trong sáng...

Thời Gian và Địa Điểm Tốt Nhất Để Ngắm Hoa Tuyết Điểm

Hoa tuyết điểm là một loài hoa màu trắng đẹp, phân bố chủ yếu ở châu âu nơi có...

Hướng dẫn Cách trồng hoa tuyết điểm phát triển tốt

Hoa tuyết điểm là một loại hoa đẹp và thú vị, nhưng trồng chúng có thể khá khó khăn....

Ý nghĩa của hoa tuyết điểm & những biểu tượng liên quan

Hoa tuyết điểm là một loài hoa có màu trắng, thường mọc ở vùng có nhiệt độ thấp, nguồn...

Nguồn Gốc của Hoa Tuyết Điểm: Những Điều Bạn Cần Biết

Hoa tuyết điểm là một loài hoa đặc biệt, có nguồn gốc của hoa tuyết điểm từ các vùng...

Đặc điểm của hoa tử đằng: hình dáng, phân bố & công dụng

Hoa Tử Đằng là một loài hoa đẹp và quyến rũ, được sử dụng phổ biến trong các bữa...

Xu hướng

Đặc điểm của hoa tuyết điểm: hình dáng & nơi phân bố

Hoa tuyết điểm được tìm thấy tại Châu Âu,...

Thời Gian và Địa Điểm Tốt Nhất Để Ngắm Hoa Tuyết Điểm

Hoa tuyết điểm là một loài hoa màu trắng...