Ý nghĩa của hoa sứ là gì? Đây là một loài hoa không còn xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Nếu để ý bạn sẽ thấy rất nhiều gia đình Việt sử dụng hoa sứ để chơi cây cảnh. Nhiều chùa chiền, miếu, đình người ta cũng rất hay trồng hoa sứ.
Tên gọi, phân bố của hoa sứ
Hoa sứ có tên gọi khác là bông sứ, tên khoa học là Plumeria, cây thuộc họ Apocynaceae. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Mexico, Venezuela, vùng Trung Mỹ. Về sau, hoa sứ được du nhập vào nhiều nước khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới và ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Đặc điểm của cây hoa sứ
Hoa sứ được mệnh danh là hoa hồng sa mạc với dáng cây thân to cùng hoa và bộ rễ rất độc đáo. Chính vì điều này mà nhiều người đã đem lòng yêu thích sứ thái và bỏ công chăm sóc chúng.
Các giống hoa Sứ sa mạc có đặc điểm chung là thân cây mập mạp, mọng nước, cao khoảng từ 1-3m, có bộ rễ phình to, gốc lớn, với nhiều kiểu dáng hình dạng khác nhau.
Lá mọc thành vòng xoắn tập trung chủ yếu ở đầu cành, lá cây thuôn dài, phần đầu hơi tròn và mép xung quanh nhẵn, dài từ 5-15cm, rộng khoảng 1-8cm. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám. Cây thường sớm rụng lá vào mùa lạnh.
Sứ hoa cây lá
Hoa sứ nguyên sơ có năm cánh mỏng, dạng phễu, sắc hoa từ trắng đến hồng đến đỏ. Hoa sứ lai nhiều cánh kép, màu sắc sặc sỡ hơn.
Ý nghĩa theo nền văn hóa
Đây là loài cây cảnh mang đến những ý nghĩa tốt lành. Chúng có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, mỗi một nơi lại có một nền văn hóa khác nhau, hoa sứ lại chứa đựng những ý nghĩa đặc trưng khác nhau.
Theo văn hóa Mexico
Đây là quê hương của hoa sứ, cây gắn liền với những yếu tố tâm linh, có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần linh. Bên cạnh đó, cây còn tượng trưng cho vẻ đẹp trẻ trung, quyến rũ của người phụ nữ.
Theo văn hóa Hawaii
Ở đây hoa sứ có ý nghĩa biểu tượng của sự tích cực. Trong các dịp lễ hội đặc biệt, hoa sứ thường được kết thành vòng đeo cổ hay đội đầu giống như một món đồ trang sức.
Theo văn hóa Phật giáo
Hoa sứ tượng trưng cho một cuộc sống mới tràn đầy sức sống và những điều tốt lành. Cây hoa sứ gắn liền với cửa Phật, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh cao quý, nên chúng ta hay bắt gặp hoa sứ được trồng ở các chùa chiền, miếu, đình.
Theo văn hóa Hindu
Hoa sứ tượng trưng cho sự cống hiến gắn liền với các nghệ sĩ và những tác phẩm nghệ thuật của họ. Theo phong tục, những người theo đạo Hindu cũng sẽ thường kết vòng hoa đội đầu vào mỗi dịp đám cưới.
Ý nghĩa phong thủy của từng loại cây
Mỗi một loại cây hoa sứ trong phong thủy cũng đều có những ý nghĩa đặc biệt khác nhau.
Ý nghĩa hoa sứ trắng
Hoa sứ trắng biểu tượng cho tình yêu giản dị, tinh khôi. Nó tượng trưng cho một sự bắt đầu mới đầy suôn sẻ và đạt được nhiều thành công. Vì vậy, việc trồng hoa sứ trong nhà nhằm mang đến may mắn cho gia chủ.
Ý nghĩa hoa sứ đỏ
Với ý nghĩa giúp cho gia chủ có công việc ngày càng thuận lợi, cuộc sống vui vẻ mang đến hồng phúc và phát đạt.
Chúng ta thường trưng bày hoa sứ ngày tết với hy vọng có khởi đầu mới, một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn. Còn có quan niệm rằng, nếu hoa nở càng nhiều thì càng giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Công dụng
Có lẽ vì hoa sứ nở đẹp với nhiều loại màu sắc bắt mắt, lại cộng thêm hình dáng thân và rễ rất độc đáo nên thường được tạo hình bonsai để làm cây cảnh hay trồng làm cây cảnh đô thị.
Đặc biệt, trong y học cổ truyền thì mọi bộ phận của cây hoa sứ đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Từ vỏ của thân cây, vỏ của rễ, hoa, nụ, lá tươi và nhựa cây. Cụ thể như:
Ở Ấn Độ
Thời xa xưa, hoa sứ đã được sử dụng để làm dầu, tinh dầu có tác dụng trị mất ngủ, an thần và điều trị chứng run.
Không những vậy, tinh dầu hoa sứ là thần dược điều hòa hiệu quả da và tóc. Khi matxa, giúp giảm viêm, trị các vấn đề liên quan đến đầu. Ngoài ra hương thơm của hoa sứ có thể giúp thoải mái tinh thần, giảm căng thẳng.
Ở Việt Nam
Hoa sứ được sử dụng để chữa rất nhiều loại bệnh như:
Vỏ thân, vỏ rễ: Được dùng làm thuốc tẩy xổ, nhuận tràng, chữa táo bón.
Nhựa và mủ cây: Được sử dụng bôi ngoài giúp điều trị chai chân hay những vết loét viêm tấy, còn được dùng để tẩy xổ tuy nhiên lưu ý liều dùng sẽ thấp hơn so với khi dùng vỏ thân cây sứ.
Lá cây: Được sử dụng để điều trị bong gân, sai khớp, mụn nhọt khá hiệu quả. Đây được xem là một trong những bài thuốc phổ biến.
Hoa sứ: Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, thường được sử dụng để tinh chiết tinh dầu với mùi thơm đặc trưng.
Bên cạnh đó hoa sứ còn là vị cứu tinh cho chứng ho hay đờm lâu ngày, cho người bị hạ huyết áp. Ngoài ra, hoa sứ được đem phơi khô để làm thuốc chữa trị các chứng kiết lỵ, tiêu chảy.
Cách trồng cây hoa sữa
Chọn chậu
Cây hoa Sứ ưa khô hạn, kỵ ẩm ướt. Bạn hãy chọn những chậu không tráng men, dễ hút nước, dễ thoát nước để trồng cây.
Nên chọn chậu trồng có chất liệu bằng xi-măng hoặc đá mài sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho cây hoa sứ. Cần đảm bảo chậu trồng hoa Sứ phải có lỗ lớn ở đáy để thoát nước.
Theo mình tốt nhất bạn nên lựa chọn thêm đế kê chậu, vừa tăng vẻ quý phái cho chậu cây, vừa giúp nước dễ dàng thoát ra ngoài tránh gây ngập úng bộ rễ.
Trộn đất trồng
Đất trồng hoa Sứ cần đảm bảo ba yếu tố: đủ chất dinh dưỡng, pH lý tưởng khoảng 6.0 (hơi chua) và thoát nước tốt.
Theo nhiều chuyên gia làm vườn nghiên cứu trộn đất trồng cây hoa Sứ sẽ giống với loại đất dành cho trồng Xương Rồng.
Hỗn hợp đất trồng hoa Sứ bao gồm:
+ 25% đá Perlite (giúp đất tơi, dễ ra rễ non, thoát nước nhưng giữ ẩm tốt).
+ 25% đá núi lửa Pumice (nhằm giữ ẩm nhưng không ướt và tiết kiệm phân bón). Cũng có thể thay thế bằng tro trấu, xơ dừa.
+ 20% Phân bò hoặc phân trùn quế (cần dùng thuốc trị nấm trước khi sử dụng chúng)
+ 30% Akadama, Peat Moss, hoặc Tribat (bổ sung chất dinh dưỡng cho cây)
Nhân giống cây hoa Sứ
Có hai cách trồng cây hoa Sứ: gieo hạt giống và giâm cành.
Hạt giống phải được thụ phấn từ cây mẹ khỏe mạnh, hạt càng tươi càng tốt. Cần gieo hạt trong đất ấm để nhanh nảy mầm.
Thế nhưng, phương pháp phổ biến hơn đó chính là giâm cành, ghép cành. Cách này sẽ nhanh chóng hơn giúp bạn nhân giống được nhiều các loại sứ lai với đặc điểm ưu việt, hoa nở nhiều và sặc sỡ.
Các lưu ý khi chăm sóc cây hoa sứ
Ánh sáng
Cây cần nhiều ánh sáng trực tiếp, không sợ nắng gắt, nắng càng lớn hoa nở càng đẹp.
Nước
Cây không cần nhiều nước nhưng cũng phải đảm bảo tưới cây khi thấy đất khô. Tránh tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước mà không thoát được nước, dễ gây úng rễ.
Nhiệt độ
Thời tiết bình thường cây có thể sống tốt. Nhưng các loại hoa Sứ như Adenium Somalense, Adenium Crispum chịu lạnh cực kỳ kém, nên cần phủ rơm giữ ấm vào mùa đông.
Thay chậu cho cây
Nên lựa chọn thời điểm hợp lý thay chậu cho cây, cách chăm sóc này giúp cây hoa Sứ sống được lâu hơn.
Đảm bảo đất trong chậu cây khô ráo trước khi thay. Nên thay chậu vào mùa nắng.
Để góp phần giúp cây có dáng đẹp, việc tiến hành cắt tỉa là cần thiết. Thời điểm lý tưởng nhất để cắt tỉa là khoảng tháng 10 – 11 âm lịch. Nên tránh mùa mưa để cây không bị úng rễ.